A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kháng sinh nhóm Quinilon và Fluoroquinolon dùng toàn thân và dạng hít

Kháng sinh nhóm Quinilon và Fluoroquinolon dùng toàn thân và dạng hít: nguy cơ gặp các tác dụng bất lợi gây tàn tật kéo dài, không hồi phục và các hạn chế trong sử dụng

Kháng sinh nhóm Quinilon và Fluoroquinolon dùng toàn thân và dạng hít

Kháng sinh nhóm Quinilon và Fluoroquinolon dùng toàn thân và dạng hít: nguy cơ gặp các tác dụng bất lợi gây tàn tật kéo dài,
không hồi phục và các hạn chế trong sử dụng


Cơ quan dược phẩm châu Âu (EMA) đã đánh giá lại các kháng sinh nhóm quinolon và fluoroquinolon vì các tác dụng bất lợi nghiêm trọng, kéo dài (nhiều tháng hoặc nhiều năm) có thể gây tàn tật không hồi phục và chủ yếu ảnh hưởng đến hệ thống cơ xương và hệ thần kinh.

Từ kết quả của việc đánh giá này, ủy ban cảnh giác dược phẩm châu Âu (viết tắt PRAC) đã quyết định rằng sự cân bằng giữa lợi ích và nguy cơ của nhóm quinolone không đáp ứng được yêu cầu. Sản phẩm Apurone (hoạt chất flumequin - thuốc quinolon duy nhất lưu hành tại Pháp) sẽ bị rút khỏi thị trường.

PRAC khuyến cáo hạn chế chỉ định của nhóm fluoroquinolon, chỉ được dành riêng cho một số bệnh lý nhiễm trùng nghiêm trọng mà không thể sử dụng các nhóm kháng sinh khác.

Vì vậy cân nhắc hạn chế kê đơn thuốc fluoroquinolon cho:

- Điều trị nhiễm trùng không nghiêm trọng hoặc tự phát (ví dụ: viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản cấp tính) 

- Điều trị tiêu chảy du lịch hoặc nhiễm trùng tái phát đường tiết niệu dưới.

- Điều trị nhiễm trùng không do vi khuẩn (ví dụ viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn)

- Điều trị nhiễm trùng nhẹ đến trung bình khi sử dụng kháng sinh khác được coi là không phù hợp (viêm bàng quang không biến chứng, đợt cấp của viêm phế quản mãn tính và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm mũi họng do vi khuẩn cấp tính và viêm tai giữa cấp tính).

- Ở những bệnh nhân có tiền sử gặp tác dụng bất lợi với một kháng sinh nhóm quinolon hoặc fluoroquinolon. 

Nhóm thuốc này cần được chỉ định thận trọng với bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân suy thận, bệnh nhân đã ghép tạng và những bệnh nhân được điều trị đồng thời với corticoid do nguy cơ viêm gân và đứt gân gây ra bởi nhóm fluoroquinolon có thể cao hơn ở những đối tượng trên. Không nên sử dụng fluoroquinolon đồng thời corticosteroid.

Bênh nhận được khuyên dừng điều trị và tham khảo ý kiến bác sĩ khi xuất hiện các triệu chứng như đau cơ, yếu cơ và đau khớp hoặc sưng đau xuất hiện.

Các hoạt chất lưu hành tại Pháp của nhóm quinolon và fluoroquinolon là: ciprofloxacin, levofloxacin, lomefloxacin, moxifloxacin, norfloxacin, flumequin và ofloxacin.

 

TGA (Australia): Kháng sinh fluoroquinolon và nguy cơ phình/
bóc tách động mạch chủ

TGA đang điều tra một phản ứng có hại hiếm gặp nhưng nghiêm trọng của kháng sinh fluoroquinolon: phình/bóc tách động mạch chủ.

Cuộc điều tra rà soát này của TGA được khởi động dựa trên Thông tin An toàn Thuốc được công bố bởi Cơ quan Quản lí Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (US FDA) và khuyến cáo của Ủy ban Đánh giá Nguy cơ Cảnh giác dược (PRAC) thuộc Cơ quan quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) để cập nhật thông tin sản phẩm và đưa ra những cảnh báo về nguy cơ này.

Fluoroquinolon là một kháng sinh phổ rộng có tác dụng trên cả vi khuẩn Gram(-) và Gram(+). Những kháng sinh fluoroquinolon có mặt trên thị trường Australia gồm: ciprofloxacin, norfloxacin, moxifloxacin.

Phình động mạch chủ là sự giãn nở bất thường của động mạch chủ mà trong một số trường hợp là vỡ/bóc tách động mạch chủ. Điều này dẫn tới xuất huyết và có thể gây tử vong.

TGA chưa nhận được báo cáo phản ứng có hại nào ở Úc về vỡ/bóc tách động chủ liên quan đến fluoroquinolon. Tuy nhiên, TGA vẫn sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ việc sử dụng quinolon ở Australia.




Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin tức y tế