A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

NGƯỜI CAO TUỔI HÃY CẨN TRỌNG VỚI BỆNH CÚM

Cúm là bệnh đường hô hấp nhưng có thể trở thành nghiêm trọng ở người cao tuổi (NCT), nhất là người 65 tuổi trở lên.

NGƯỜI CAO TUỔI HÃY CẨN TRỌNG VỚI BỆNH CÚM

Cúm là bệnh đường hô hấp nhưng có thể trở thành nghiêm trọng ở người cao tuổi (NCT), nhất là người 65 tuổi trở lên.

NGƯỜI CAO TUỔI HÃY CẨN TRỌNG VỚI BỆNH CÚM 
 
 Cúm là bệnh đường hô hấp nhưng có thể trở thành nghiêm trọng ở người cao tuổi (NCT), nhất là người 65 tuổi trở lên. Ở Việt Nam, bệnh thường xuyên vào mùa lạnh và ở những điểm thời tiết thay đổi. Vì thế, ngay từ bây giờ NCT nên bắt đầu tăng cường thể chấtnhằm kháng lại sự tấn công của bệnh cúm. 
  Bệnh thông thường mà NCT cần cảnh giác Cúm là bệnh hô hấp do virus gây ra, bệnh dễ lây nhiễm từ người này sang người khác qua không khí do chất tiết đường hô hấp, Virus gặp bệnh cúm biến đổi liên tục nên chúng ta có thể bị mắc bệnh cúm nhiều lần trong đời. Một khi virus xâm nhập vào màng nhày đường hô hấp, thời gian ủ bệnh từ 1 đến 3 ngày ( lúc này virus sinh sôi rất nhanh). Dầu hiệu lâm sàng của bệnh cúm phát ra một cách dữ dội. Sốt cao, rùng mình, viêm họng hoặc viêm phế quản, tất cả các triệu chứng nói trên gây ra cho người bệnh khó chịu, như mệt mỏi, chán ăn… 

 Sự tiến triến có lợi ở những người có sức khỏe tốt.

  Các triệu chứng sẽ mất đi trong một tuần lễ. Chỉ những cơn ho và sự mệt mỏi kéo dài lâu hơn. Ngược lại, bệnh cúm có thể là nguyên nhân của những triệu chứng nghiêm trọng về phổi ở những NCT hoặc người lớn trưởng thành có sức đề kháng yếu. Viêm phế quản cấp, viêm xoang do bội nhiễm vi khuẩn và viêm phổi, có nguy cơ dẫn đến tình trạng nguy hiểm đối với NCT. Như vậy, tăng cường hệ miễn dịch của NCT trước khi mùa lạnh bắt đầu là điều cần thiết nhất. 
 Hiệu quả của việc tiêm vaccine cúm ở người cao tuổi 
 Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy vaccine cúm đã giúp bảo vệ NCT chống lại virus cúm A (H1N1) và cả 2 vòng virus cúm B. Cụ thể vaccine cúm đã làm giảm nguy cơ mất bệnh do bệnh cúm gây ra bởi cúm A (H1N1), hoặc cúm B với trung bình hơn 60% ở những người từ 65 tuổi trở lên. Vaccine cúm cũng làm giảm nguy cơ nhập viện ở người cao tuổi lên đến 54% so với virus A (H1N1), và trung bình 31% đối với virus cúm B. Tuy nhiên, với việc bảo vệ chống lại virus cúm A thì chưa có sự nhất quán. 
 Tuy nhiên, đối với NCT từ 65 tuổi trở lên nguy cơ mắc cúm và biến chứng rất cao. Hằng năm, đều có nhiều loại vaccine ra đời, nhằm đáp ứng lại với các loại virus khác nhau có khả năng gây dịch cúm theo mùa. Sau khi vaccine được chỉ định, việc bảo vệ chống lại virus vẫn chưa phát huy tác dụng vì cơ chế cần thời gian 2 tuần lễ để củng cố hệ miễn dịch chống lại cúm. 
 Tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm vắc xin cúm gồm có: sưng nhẹ, đỏ, viêm tại vị trí tiêm; sốt nhẹ; phát ban nhẹ; đau đầu hoặc đau người. Đây là những phản ứng thông thường và sẽ nhanh chóng qua đi sau khoảng 1-2 ngày. Vì vậy chúng ta không cần quá lo lắng. 
 Tuy nhiên nếu người bệnh xuất hiện triệu chứng như sốt cao, nổi mề đay, sưng mặt, khó thở, tim đập nhanh… kéo dài, cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời. 
 Vắc xin cúm không gây ra cúm. Những trường hợp bị ốm ngay sau khi tiêm vắc xin có thể là do đã bị ốm từ trước hoặc do các virus khác gây ra. 
 Biện pháp phòng ngừa cúm ở NCT bằng ăn uống 
 Chất đạm cần phải được cung cấp cho cơ thể vào mỗi bữa ăn, đạm động vật hay đạm thực vật là tùy lựa chọn từng cá nhân. Cây họ đậu là nguồn cung cấp chất đạm và chất xơ. Vào mùa lạnh: nên dùng nhiều vitamin B, C… bổ sung. 
 Dùng thuốc tiêm sinh học để tăng cường miễn dịch đường ruột trong giai đoạn mùa đông. 
 Phối hợp thêm chất đồng, và một số nguyên tố vi lượng “ kháng virus” tuyệt vời, thuốc uống viên nang, viên nén… 
 Cách pha chế thuốc uống phòng cảm theo Y học cổ truyền Xắt mỏng củ gừng nhỏ bằng ngón tay cái. 
 Thêm vào nước cốt một trái chanh tươi, bảo quản trong tủ lạnh. Mỗi buổi sáng dùng một muỗng cà phê “ gừng ngâm chanh” với mật ong, sữa ong chúa hòa với nước nóng để uống. 
 Các động thể dục nhẹ nhàng 
 Vận động ít động tác nhưng đều đặn mỗi ngày để đem lại sức khỏe dẻo dai. 
 Môn khí công là phương pháp xoa bóp kích thích do bản thân tự thực hiện. Giữa mỗi động tác, hít vào căng bụng lên rồi thở ra (3 lần). 
 Dùng bàn tay hội chụm lại, đấm vào phía trong, phía ngoài hai cánh tay. Sau cùng đấm vào xương các chi, 3 lần mỗi ngày. 
 Hai chân hơi khép lại, xoay tròn từ phải sang trái (9 lần) và ngược lại.
 
 DS. Nguyễn Thanh Tùng, ĐT: 0944519416 
 Trưởng trạm Y tế phường Mỹ Long Trung tâm Y tế TP.Long Xuyên



Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết