A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tại sao trẻ em tự tử càng ngày càng nhiều (Truyền thông nhân Ngày thế giới phòng chống tự tử 10 /9)

Thống kê, nếu như năm 2003, tỷ lệ có ý định tự sát trong thanh thiếu niên từ 14 - 25 tuổi là 3,4%, thì đến năm 2010 đã tăng lên 4,1%

 

Thống kê, nếu như năm 2003, tỷ lệ có ý định tự sát trong thanh thiếu niên từ 14 - 25 tuổi là 3,4%, thì đến năm 2010 đã tăng lên 4,1%. Điều tra mới nhất do Viện Sức khoẻ tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra năm 2020 cho thấy, trong số 6.407 học sinh ở lứa tuổi 11 - 17, có 11% cho biết có ý tưởng tự sát trong vòng 01 năm qua. Để ngăn chặn hành vi tự tử ở trẻ em, chúng ta nên chia làm ba bước:

* Bước 1: là phát hiện ý tưởng và mưu toan tự sát.

* Bước 2: là ngăn chặn các hành vi tự sát.

* Bước 3: là ngăn ngừa tự sát tái diễn.

Qua đó, người thân có thể giúp người có ý định tự tử thoát khỏi cuộc khủng hoảng nguy hiểm này.

=> Bước 1: Để tìm ra những trẻ em sắp tự tử, cần nhìn nhận các yếu tố nguy cơ đối với hành vi tự sát ở trẻ em và thanh thiếu niên đến từ chính cá nhân và bên ngoài. Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, các biểu hiện trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên khá đa dạng và không điển hình. Các biểu hiện chung thường gặp là:

• Tâm trạng cáu kỉnh hoặc thất thường (gắt gỏng, thù địch, dễ nổi cáu bộc phát…).

• Giảm hoặc mất hứng thú kéo dài với các hoạt động giải trí được yêu thích trước đây (ví dụ: bỏ các hoạt động thể thao, âm nhạc, vẽ,..).

• Không muốn đi ra ngoài, rút lui xã hội, không tham gia các hoạt động trên lớp hoặc không còn muốn đi chơi với bạn bè.

• Tránh né việc đi học.

• Suy giảm kết quả học tập, than phiền không tập trung, hay quên.

• Thay đổi giấc ngủ như mất ngủ hoặc ngủ nhiều.

• Thường xuyên có các phàn nàn không giải thích được như cảm giác mệt mỏi, đau đầu, đau dạ dày,…

• Xuất hiện các vấn đề về hành vi (ví dụ: trở nên cố chấp hơn, trốn khỏi nhà, bắt nạt người khác).

• Có các suy nghĩ tiêu cực, ý tưởng hoặc hành vi tự tử.

• Cảm giác vô dụng (tức là cảm thấy bị từ chối và không được yêu thương) hoặc tội lỗi quá mức hoặc không thích hợp.

• Lạm dụng rượu hoặc các chất kích thích khác.

=> Bước 2: Để ngăn chặn hành vi, chúng ta nên bắt đầu từ các bật cha mẹ, anh chị, thầy cô, người thân thuộc và những người bên cạnh trẻ em hãy luôn luôn lắng nghe trẻ em nói, là người bạn với trẻ em. Không dùng các bạo lực cả về thể chất lẫn tinh thần với trẻ em. Chẳng may trẻ em có sai lầm, sai phạm thì lắng nghe trẻ em nói, không nên quát mắng trẻ. Khi con gặp vấn đề rối loạn sức khoẻ tâm thần thì không nên chối bỏ mà phải cùng con đối mặt và vượt qua.

Các cơ quan chức năng cần phải có giải pháp phòng ngừa tự tử ở trẻ. Đầu tiên cần phòng ngừa bạo lực lạm dụng trẻ em, kể cả về thể chất lẫn tinh thần. Ngoài ra, cần thiết lập nhiều hơn hệ thống chăm sóc sức khoẻ tâm lý cho trẻ em. Tại các trường học có thể xây dựng các trung tâm phòng khám, tư vấn tâm lý cho các em để từ đó có thể phát hiện sớm, trị liệu cho những trẻ em gặp vấn đề tâm lý. Nên tổ chức khám sức khỏe tinh thần định kì cho trẻ em 01 năm 01 lần, đào tạo những y, bác sĩ có chuyên môn cao và cho người lớn trải nghiệm làm trẻ em để họ có thể hiểu hơn những vấn đề mà thời đại của họ không có.

=> Bước 3: Sự tự sát tái diễn liệu có phải chỉ là do trẻ em? Tình trạng học sinh tự sát chính là hệ quả tất yếu của một quá trình bị "ấp ủ", tức những yếu tố thúc đẩy các em tới ý định kết thúc cuộc sống đã xuất hiện trong thời gian dài. Để kích hoạt hành động này yếu tố đầu tiên gàn gũi nhất với trẻ em là sự tác động ít nhiều của yếu tố truyền thông đại chúng, mạng xã hội. Tôi nghĩ nên quản lý chặt chẽ nhưng không cấm đoán những thông tin mà trẻ em có thể tiếp xúc. Bên cạnh đó, áp lực học tập hay những lời mắng nhiếc từ cha mẹ, thầy cô là lý do các em lựa chọn giải thoát. Tôi cho rằng việc ép con mình học, đặt ra những thành tích hay kỳ vọng lớn lao của người lớn đã tạo nên gánh nặng về tinh thần, nếu ở mức vừa phải thì nó là động lực nhưng không phải trẻ em nào cũng đủ sự tin và ý chí để vượt qua. Vì vậy, khi gặp phải khó khăn hay không đạt được như mong muốn những “bông tuyết” đã dễ dàng rơi xuống rồi tan biến. Cuối cùng, chúng ta nên giúp trẻ em tăng khả năng chịu đựng khó khăn. Người thân quen của trẻ nên dành thời gian tâm sự và lắng nghe, xử lý một cách tinh tế những thất bại mà trẻ em phải đối mặt, mềm mỏng nhưng không cưng chiều, phạt khi sai lầm nhưng không lạm dụng hình phạt và thường xuyên đưa trẻ đến tư vấn ở những người có chuyên môn./.

 

BS. Nguyễn MinhTâm, (ĐT: 0919098374), 

Nhân viên khoa Khám bệnh - Trung tâm Y tế TP.Long Xuyên

 

(Ảnh: sưu tầm)

(Nguồn:https://baotintuc.vn/xa-hoi/ty-le-tu-sat-trong-thanh-thieu-nien-ngay-cang-gia-tang-20220426105726598.htm

https://benhviennhitrunguong.gov.vn/tram-cam-tre-em-va-vi-thanh-nien.html)


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin tức y tế