A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cộng đồng cần quan tâm và thực hiện ngay các biện pháp phòng, chống dịch Sốt xuất huyết Dengue

Cập nhật số ca mắc Sốt xuất huyết Dnegue (SXH-D) tại địa bàn phường Mỹ Thạnh, đến ngày 19/5/2022, toàn phường đã ghi nhận 09 ca mắc và 01 ổ dịch tại địa bàn khóm Đông Thạnh, tình hình dịch bệnh SXH-D tại địa bàn phường đang có xu hướng gia tăng so với cùng kỳ năm 2021, nguyên nhân do mùa mưa đến sớm, thời tiết nóng ẩm tạo thuận lợi cho muỗi vằn gây bệnh SXH phát sinh nhanh. Do đó, mọi người cần quan tâm hơn trong phòng, chống (PC) dịch bệnh SXH-D.

Cộng đồng cần quan tâm và thực hiện ngay các biện pháp

phòng, chống dịch Sốt xuất huyết Dengue

 

---Ω--

Cập nhật số ca mắc Sốt xuất huyết Dnegue (SXH-D) tại địa bàn phường Mỹ Thạnh, đến ngày 19/5/2022, toàn phường đã ghi nhận 09 ca mắc và 01 ổ dịch tại địa bàn khóm Đông Thạnh, tình hình dịch bệnh SXH-D tại địa bàn phường đang có xu hướng gia tăng so với cùng kỳ năm 2021, nguyên nhân do mùa mưa đến sớm, thời tiết nóng ẩm tạo thuận lợi cho muỗi vằn gây bệnh SXH phát sinh nhanh. Do đó, mọi người cần quan tâm hơn trong phòng, chống (PC) dịch bệnh SXH-D.

Bệnh SXH-D là bệnh rất nguy hiểm, do vi rút gây bệnh SXH-D (có 04 loại tương ứng với 04 tuýp huyết thanh là: DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4) gây bệnh, do đó 01 người có thể mắc SXH-D nhiều lần/năm), bệnh chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh diễn biến bất thường, bệnh từ nhẹ chuyển sang nặng rất nhanh và có thể đi đến tử vong nếu không phát hiện sớm và nhập viện trễ.

Bệnh SXH xảy ra quanh năm, thường tăng cao vào những tháng mùa mưa do có liên quan đến những vật dụng chứa nước trong ở trước, trong và xung quanh nhà của người dân có nhiều lăng quăng của muỗi vằn, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát thành dịch. Hàng năm, có tỷ lệ người lớn và trẻ em tuổi học đường mắc bệnh SXH-D và nhập viện rất cao. Nguyên nhân chính gây ra bệnh SXH-D là do tồn tại lăng quăng và muỗi vằn ở trong nhà dân và cộng đồng, trong trường học, trụ sở, cơ quan, xí nghiệp,… có trữ nước để sử dụng tại các địa bàn dân cư.

            Muỗi vằn cái đẻ trứng ở các dụng cụ chứa nước mưa, nước ngọt, nước sinh hoạt như bồn, phuy, lu, khạp,… không có nắp đậy kín hoặc ở các vật phế thải xung quanh nhà như chai lọ vỡ, hộp lon, vỏ xe cũ, vỏ dừa, hốc cây, chân tủ chén,… trứng muỗi phát triển thành lăng quăng rồi thành muỗi, muỗi trưởng thành chích hút máu người đang bị bệnh SXH-D hoặc hút máu người khỏe có mang mầm bệnh sẽ làm lây truyền nhanh mầm bệnh SXH ra cộng đồng. Muỗi vằn không đẻ trứng ở nước ao tù, nước hôi thối, nước ống cống. Tất cả mọi người, ai cũng có thể diệt lăng quăng được dễ dàng ít tốn kém nhưng phòng bệnh SXH có hiệu quả cao nhất, nếu để lăng quăng trở thành muỗi thì diệt muỗi khó khăn hơn và tốn kém nhiều hơn.

Qua khảo sát đối với những nhà có người thân mắc bệnh SXH-D, đều phát hiện có muỗi vằn và lăng quăng sinh sống trong nhà hoặc những nhà xung quanh gần người bệnh có lăng quăng, muỗi vằn. Nếu mọi gia đình không tiêu diệt lăng quăng, mui vn trong nhà của mình một cách triệt để, thì bệnh SXH-D vẫn còn tồn tại, trước tiên bệnh SXH có thể xảy ra cho người thân trong nhà có lăng quăng, có muỗi Vằn, sau đó bệnh lây lan ra những nhà lân cận và có nguy cơ bùng phát thành dịch lớn bất cứ lúc nào.

 

Để phòng bệnh SXH-D tốt nhất, ít tốn kém và có hiệu quả cao. Ngành Y tế khuyến cáo đến tất cả mọi người dân phải thường xuyên thực hiện những nội dung PC bệnh SXH-D như đậy kín nắp các dụng cụ chứa nước khi chưa dùng đến, thả cá 7 màu hoặc cá thia thia vào các bồn nước để ăn hết lăng quăng; tránh bị muỗi chích, người lớn và trẻ em nên mặc quần áo dài, nên ngủ mùng kể cả ban ngày, thoa thuốc chống muỗi chích, xông khói; diệt muỗi bằng cây vợt điện, bình xịt mini diệt muỗi, đốt nhang trừ muỗi; đặc biệt là mỗi hộ gia đình, mỗi chủ nhà, trụ sở, cơ quan nhà nước hãy nhớ tiêu diệt hết lăng quăng ở tất cả các dụng cụ chứa nước trong nhà, trong trụ sở cơ quan mỗi tuần một lần; người chủ nhà có thể thay đổi dụng cụ chứa nước như thay bồn bê tông chứa nước bằng thùng nhựa để dễ tiêu diệt lăng quăng hơn;...

Khi bệnh nhân bị sốt hoặc sốt cao đột ngột từ 01 đến 03 ngày đầu tiên khó nhận biết được bệnh gì đang mắc phải, vì vậy tốt nhất nên đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế nhà nước để được khám phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời, không để quá muộn. Cả cộng đồng cần quan tâm và thực hiện thường xuyên hàng tuần (ít nhất từ 01-02 lần) hoạt động diệt lăng quăng và diệt muỗi Vằn để PC dịch bệnh SXH, không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Vì sức khỏe của cộng đồng, chúng ta hãy cùng nhau thực hiện tốt thông điệp sau:

 

“Diệt lăng quăng, diệt muỗi vằn để phòng, chống dịch Sốt xuất huyết,

Không có lăng quăng, không có muỗi vằn, không có sốt xuất huyết”

 

Ys.Nguyễn Thanh Bằng (ĐT: 0946 002 838)

Nhân viên Trạm Y tế phường Mỹ Thạnh - Trung tâm Y tế TP.Long Xuyên


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết